Hyphen Deux kỷ niệm 02 năm tham gia cuộc đua bán dẫn

Hyphen Deux kỷ niệm 02 năm tham gia cuộc đua bán dẫn

Được thành lập từ tháng 06 năm 2022, Hyphen Deux dần trở thành một trong những công ty dần đầu trong thiết kế vi mạch tích hợp chuyên dụng (ASIC) & Chip Trí tuệ nhân tạo (AI Chip) tại khu vực ASEAN, trụ sở chính tại TP.HCM, Việt Nam. Hyphen Deux tự hào khi sở hữu đội ngũ kỹ sư quốc tế giàu kinh nghiệm nhằm cung cấp các giải pháp silicone tiên tiến đến khách hàng.

Sứ mệnh và Thế mạnh

Sứ mệnh của công ty là hỗ trợ quá trình phát triển từ ý tưởng đến thiết kế hoàn thiện ASIC ở tất cả giai đoạn, bao gồm mọi khía cạnh từ nghiên cứu yêu cầu thông số kỹ thuật, thiết kế, bố trí, kiểm định, tích hợp, sản xuất hàng loạt, các vấn đề logistics, hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ sau bán hàng. Công ty chuyên phát triển MCU (Bộ vi điều khiển – Microcontroller Unit), bộ xử lý AI và phần mềm chăm sóc sức khỏe, hướng đến vị trí dẫn đầu trong thị trường bán dẫn khu vực ASEAN.

Hyphen Deux sẵn sàng tùy chỉnh Chip nhằm đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của khách hàng thông qua hợp tác chiến lược với các nhà máy sản xuất Chip, nhà cung cấp EDA và nhà cung cấp IP hàng đầu thế giới. Các tiếp cận toàn diện và quy trình chuẩn nhằm cung cấp các giải pháp ASIC đảm bảo hiệu suất/hiệu năng và tối ưu chi phí. Mục tiêu chính là cung cấp giải pháp toàn diện cho khách hàng, bao gồm quản lý IP, triển khai thiết kế Chip, FAB và quy trình lắp ráp.

Đội ngũ kỹ sư

Đội ngũ kỹ sư là những chuyên gia hàng đầu, với hơn 15 năm kinh nghiệm chuyên môn, cam kết đồng hành cùng khách hàng triển khai giải pháp ASIC và IP silicon vào thực tế. Công ty hợp tác với hơn 30 nhà cung cấp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn như: ARM, CoAsia , Synopsys, Cadence, Samsung, Dolphin Design…. Vai trò của Hyphen Deux là đảm bảo quá trình hợp tác chặt chẽ giữa khách hàng và đối tác của mình để xác định các nhu cầu kỹ thuật cụ thể gắn với mục tiêu kinh doanh.

Hyphen Deux' Partners

Đối tác của Hyphen Deux

Dự án đầu tiên: Asterix

Asterix là dự án lớn đầu tiên, đây là bộ vi điều khiển (Microcontroller) được thiết kế cho các thiết bị IoT, ứng dụng công nghiệp và sử dụng trong ô tô. Kết hợp hiệu suất cao với mức tiêu thụ điện năng cực thấp, Asterix được kỳ vọng sẽ thay đổi tiêu chuẩn của bộ xử lý IoT. Bộ vi điều khiển này nổi bật với khả năng quản lý và sử dụng năng lượng hiệu quả, hiệu năng xử lý mạnh mẽ và ứng dụng linh hoạt trong đa dạng lĩnh vực.

Hyphen Deux welcomes representatives of CoAsia and ARM to office.

Hyphen Deux tiếp đón đại diện của CoAsia and ARM đến thăm văn phòng

Hợp tác và phát triển

Công ty cam kết trở thành đối tác tin cậy trên hành trình từ ý tưởng đến hiện thực hóa thiết kế Chip. Hyphen Deux tin rằng những đột phát trong ngành công nghiệp chất bán dẫn sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của các đối tác. Bằng cách tận dụng kiến thức sâu rộng về ngành và năng lực công nghệ, công ty đặt mục tiêu dẫn đầu trong lĩnh vực bán dẫn, định hình tương lai đổi mới sáng tạo.

Thông tin liên hệ

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web công ty tại https://www.hyphendeux.com/ . Hoặc đến thăm trụ sở chính tại Tầng 05, Tòa nhà Sacom – Chip Sáng, Khu Công nghệ cao Sài Gòn, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM.

[Webinar] 2025 Semiconductor Supply Chain Outlook

[Webinar] 2025 Semiconductor Supply Chain Outlook

Attend 2025 Semiconductor Supply Chain Outlook Webinar for The latest outlook for key segments on fabless, foundry, and OSAT.

The semiconductor market is recovering after a long market correction. IDC expects the worldwide semiconductor market to show 20% YoY growth for 2024, and the Asia fabless market 2024 YoY will be 15%.

The market will progressively show stable and steady increase in 2024 as fabless gradually shifts products to applications including AI, high-performance computing, servers, data centers, automotive electronics, and industrial electronics to diversify operational risks.

Curious about what’s in store for 2025?  Join with Hyphen Deux as IDC’s Helen Chiang, Asia/Pacific Semiconductor Research Lead, updates us on the 2025 outlook for the Semiconductor Supply Chain Market.

Key Discussion Topics:

  • How will leading-edge node/chip-building AI drive the global foundry market?
  • How do key foundry players TSMC, Samsung, UMC, GF, SMIC, and HuaHung among others, implement different strategies to respond to the market dynamic and opportunities?
  • How is China involved in the mature node and semiconductor market and what will their future look like?
  • What is the forecast for advanced packaging in the global OSAT market? What is the demand for CoWoS?
  • How do the current geopolitical dynamics impact the supply chain and the flow of investments toward semiconductors?
  • What are the key challenges and opportunities of semiconductor supply chain in 2025?

Attend the online webinar 2025 Semiconductor Supply Chain Outlook here.

Đại học Quốc tế Miền Đông thăm văn phòng Hyphen Deux

Đại học Quốc tế Miền Đông thăm văn phòng Hyphen Deux

Hyphen Deux rất vinh dự chào đón các đại diện từ Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (The Eastern International University – EIU) đến thăm văn phòng Hyphen Deux. Đoàn đại biểu EIU bao gồm ông Alexius Oh, Phó Giám đốc phòng kết nối cộng đồng EIU, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hùng, Phó Trưởng khoa Kỹ thuật EIU và nhân viên của khoa.

EIU được đầu tư và phát triển bởi Tổng công ty Becamex IDC có trụ sở tại tỉnh Bình Dương, và Hyphen Deux đã có buổi gặp mặt để trao đổi và tìm hiểu tiềm năng hợp tác giữa hai bên. Các nội dung đã được thảo luận bao gồm cơ hội tiếp nhận sinh viên khoa Kỹ thuật đến thực tập, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp và tư vấn khung chương trình đào tạo áp dụng cho các khóa học kỹ thuật của EIU.

Hyphen Deux rất hào hứng đóng góp vào sự thành công trong tương lai của các sinh viên và chương trình học của EIU. Với việc sắp đưa vào đào tạo các ngành học mới trong lĩnh vực bán dẫn, bao gồm Thiết kế vi mạch (IC Design) và Đóng gói & Sản xuất (Semiconductor Packaging & Manufacturing), Hyphen Deux rất hào hứng để chia sẽ thông tin, kinh nghiệm và giải đáp những thắc mắc, hướng đến sự phát triển nguồn nhân lực bền vững của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam và thế giới.

Microcontrollers vs. Microprocessors : A Cake Analogy

Microcontrollers vs. Microprocessors : A Cake Analogy

Just like baking a cake requires both an oven and ingredients, a computer needs both a microprocessor and microcontrollers to function properly. The microprocessor handles overall control, while the microcontrollers manage individual components.

Introduction

Imagine you’re baking a cake. You need different tools to mix the ingredients and control the oven’s temperature. In electronics, a microprocessor and a microcontroller are like these tools, each serving a specific purpose.

Let’s Bake a Cake

Picture yourself in a kitchen, baking a cake. The kitchen appliances represent electronic components in a computing system.

Microprocessor: The Head Chef

Think of a microprocessor as the head chef in a bakery. The head chef’s main job is to develop recipes, decide on ingredients, and plan the baking process. Once the plan is ready, the chef assigns tasks to various kitchen appliances like mixers, ovens, and timers, which then follow the chef’s instructions to bake the cakes. In this analogy, the microprocessor is like the head chef, executing instructions and performing calculations, but it needs external components (like memory and input/output devices) to function effectively.

Microcontroller: The Automated Cake Maker

Now, consider a microcontroller as an automated cake-making machine. Imagine a compact machine programmed to mix ingredients, set the temperature, control the baking time, and even decorate the cake. You input the instructions into the machine’s control panel, and it handles the entire process without external help. In this analogy, the microcontroller is like the automated cake maker, integrating the core processing unit, memory, input/output peripherals, and other components all in one package. It’s designed to execute specific tasks autonomously, like controlling a microwave oven, washing machine, or simple robot.

Microprocessor: The Brain

A microprocessor is like the brain of a computer or device, processing information and performing calculations, much like your brain helps you think and make decisions. Whether solving a math problem on your computer or playing a video game on your console, the microprocessor ensures everything runs smoothly with its powerful processing capabilities.

Key Attributes of Microprocessors:

  1. Processing Power: Built for raw processing power, suitable for tasks requiring intensive computation.
  2. Versatility: Capable of running a wide range of applications, from operating systems to complex software programs.
  3. Arithmetic and Logic Operations: Performs arithmetic and logical operations, enabling various calculations and decision-making processes.
  4. External Components: Often requires external components for input/output operations and communication.

Microcontrollers vs. Microprocessors : A Cake AnalogyMicrocontroller: The Body

Now, think of a microcontroller as the “controller” of a device. It’s like the mini-computer inside gadgets and machines, helping them perform specific tasks. Imagine a remote-controlled car; the microcontroller inside it makes the car move forward, backward, or turn according to signals from the remote. It’s like the car’s brain, following instructions to perform actions. Microcontrollers are not as powerful as microprocessors but excel at managing one task very well.

Key Attributes of Microcontrollers:

  1. Specific Functions: Tailored for specific tasks within devices, focusing on control and response to inputs.
  2. Built-in I/O Ports: Equipped with input/output (I/O) ports, allowing direct interfacing with sensors, switches, and external devices.
  3. Low-Power Consumption: Optimized for low-power consumption, making them suitable for devices needing to operate for extended periods.
  4. Task-Oriented: Executes pre-programmed instructions to perform tasks like reading sensor data, making decisions, and controlling outputs.

Comparison

To sum it up:

  • Microprocessor: Like a super-smart person who can do many different things quickly. It’s great for running big programs and handling complex tasks, like your computer’s brain.
  • Microcontroller: Imagine a dedicated worker excelling at one specific job. It’s not as powerful as the smart person, but it’s excellent at controlling devices and making them work smoothly.

In short, a microprocessor is like a general-purpose brain handling various tasks, while a microcontroller is a specialized brain managing specific actions in devices. Both are essential in electronics, making our gadgets and machines function as they do.

Conclusion: Embracing the Roles of Microprocessors and Microcontrollers

Microprocessors and microcontrollers are the unsung heroes driving technological advancements. Microprocessors serve as the computational powerhouses behind our computing devices, while microcontrollers empower devices to be smart, responsive, and efficient. Recognizing the distinctions between these components allows us to appreciate their contributions to our daily lives, from the devices we use to the convenience they bring. As technology evolves, the significance of microprocessors and microcontrollers remains steadfast, guiding us towards a future enriched with automation, connectivity, and efficiency.

(Source: techovedas)

Chia sẻ ngắn về đào tạo và cơ hội cho sinh viên ngành Chip (IC Design) Việt Nam

Ngành Chip (IC Design): Chia sẻ về đào tạo và cơ hội cho sinh viên Việt Nam

Bài viết tham khảo từ chia sẻ về yêu cầu đào tạo và cơ hội ngành thiết kế Chip (IC Design) của Mr. David Thanh – Hyphen Deux CTO.

Ấn Độ có chiến lược quốc gia phát triển ngành bán dẫn bùng nổ từ đầu những năm 1990, về chất lượng nguồn nhân lực, họ có một danh sách dài hơn 20 CEO công nghệ gốc Ấn đứng đầu thế giới (tham khảo #1) ở thời điểm hiện tại, khoảng 50.000 chuyên gia, (2024 – tham khảo #2) trong đó rất nhiều người giữ vị trí giám đốc quan trọng trong tất cả tập đoàn đứng đầu, quan trọng nhất trên thế giới. Họ có nhiều trường đại học top đầu với chương trình đào tạo chất lượng cho ngành bán dẫn.

Vì sao đề cập Ấn Độ khi nói về chương trình đào tạo nhân lực ? Đó là vì họ là quốc gia điển hình nhất trong các nước không có xưởng đúc Chip, R&D startup, công ty lớn nội địa làm thiết kế, gia công,… rất giống tình hình Việt Nam hiện nay.

1. Cơ hội việc làm trong ngành Thiết kế Chip (IC Design) tại các doanh nghiệp?

Dưới đây là danh sách các vị trí việc làm trong quy trình sản xuất Chip, tuy chưa đầy đủ nhưng vẫn hữu ích để có thể nghiên cứu sâu hơn về giáo trình đào tạo, kế hoạch giảng viên & chiến lược phát triển ngành học phù hợp.

  • Vị trí liên quan đến nhà máy/xưởng đúc Chip (Foundry): Device Design Engineer, Test, and Characterization Engineer, Process Engineer, TCAD Engineer, Tapeout engineer, Foundry process design Engineer, Integration Engineer, Yield analysis engineer, ESD design technical manager, EBO engineer, Etch process manager, Wet clean process manager, Litho/EUV module engineer, EUV mask materials scientist, Layout design and validation Engineer, CMP engineer, Epitaxy process manager, EUV tool manager, Litho/Patterning process manager, Electrochemical plating module engineering manager, Advanced packaging material development manager,…

Chia sẻ ngắn về đào tạo và cơ hội cho sinh viên ngành Chip (IC Design) Việt Nam

  • Vị trí liên quan đến thiết kế tuần tự (Analog Design): Memory circuit design engineer, Digital/Mixed-Signal IC design engineer, RF Analog Engineer/RFIC Circuit design engineer, Automated test and characterization engineer, PVD module manager, I/O design engineer, Analog/Power delivery engineer, CAD Physical verification engineer, Patent technical manager, CSV engineer (Virtual Fab).
  • Vị trí liên quan đến thiết kế số (Digital Design – IP, ASIC, MCU, SoC,…): Architecture Designer, RTL Designer, Top Integration Engineer, Synthesis Engineer, Formal Verification Engineer, Design Verification Engineer, Package Designer, Physical Design (Back-End) Engineers, Static Timing Analysis Engineers, Design For Test Engineer, Power Integrity Engineer, Thermal Validation, EMIR Engineer, Physical Verification Engineer, Library characterization Engineer, Emulation engineer,…
  • Vị trí bổ trợ theo chiều ngang trong hệ sinh thái: EDA R&D researcher, EDA coding engineer, EDA Field Application Engineer (AE), CAD engineer, IP Application Engineer, Solution Service Engineer, Technology R&D engineer, methodology R&D engineer, middle-ware software engineer, system level designer, PCB designer, Die/Package testing engineer, FPGA, Probe card Tester,…

Lưu ý: Mỗi vị trí trên đa số sẽ cần một chuyên gia hỗ trợ hoặc quản lý cấp trung (số vị trí X2), và có thể cần thêm người hỗ trợ từng phần mềm, từng phương pháp phần mềm( số vị trí X3, X4,…)

Để hiểu khái quát về các công ty trong hệ sinh thái bán dẫn (Semiconductor Ecosystem), tham khảo  thêm từ các công ty bán dẫn đang có trụ sở hoặc chi nhánh tại Mỹ.

U.S. Semiconductor Ecosystem Map

U.S. Semiconductor Ecosystem Map

Một điểm cần lưu ý là khi một người với chuyên môn cao >10 năm kinh nghiệm thường sẽ “chốt” chuyên môn, rất ít người có thể thay đổi, có cơ hội học hỏi để “lấn sân” sang một chuyên môn cao khác. Tác giả từng chia sẻ về việc “đổi vị trí” đơn giản giữa kỹ sư làm FrontEnd DV và Backend PD nhưng thực tế chỉ xảy ra ở kỹ sư level từ senior trở xuống. (Xem thêm)

2. Nhà tuyển dụng trong & ngoài nước cần gì ở ứng viên?

Đối với các ngành thiết kế hoặc công nghiệp thông thường, chúng ta thường nghĩ đến xây dựng xưởng, nhà máy và làm ra sản phẩm rồi tung ra thị trường. Tuy nhiên, với ngành bán dẫn có 2 đặc thù:

  • Xưởng và nhà máy sản xuất Chip dù có rất nhiều tiền, thậm chí trích từ ngân sách quốc gia của các nước phát triển cũng chưa chắc khả thi. Thực tế có rất ít nơi có thể xây được nhà máy chip digital (Fab) như TSMC, Samsung, Intel, SMIC, UMC, Global Foundry…
  • Thiết kế chip bán dẫn (IC Design) cần có một hệ sinh thái toàn cầu, chỉ dựa vào năng lực của một quốc gia, một châu lục thì chưa đủ. Về cơ bản có các mảng IC Design như: Chip Intellectual Property (IP, Cores), Electronic Design Automation (EDA) Tools, Specialized Materials, Wafer Fab Equipment (WFE), “Fabless” Chip Companies, Chip Foundries. Mỗi mảng có thể có vài chục đến vài trăm công ty. Việc lựa chọn các đối tác có năng lực phù hợp, chi phí hợp lý, điều kiện về chính sách thương mại, pháp luật cần được xem xét kỹ lưỡng.

Dựa vào 2 đặc thù này, có thể thấy đối tượng nhân lực Việt nam hướng đến sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt đến chiến lược đào tạo nhân lực ngành. Tùy từng đối tượng công ty FDI nội địa, hay đi làm ở nước ngoài, với mỗi quốc gia, Kỹ Sư Việt Nam sẽ phải quan tâm đến các vấn đề chính như sau:

Về việc cấp giấy phép làm việc ở nước ngoài (workpass):

  • Bằng cấp & cách thức chứng thực, xác nhận
  • Thu nhập tối thiểu cần có trên hợp đồng
  • Các giấy tờ thủ tục khác theo yêu cầu
  • Chính sách & trách nhiệm về thu nhập, thuế, chuyển tiền ở nước ngoài & Việt Nam

Điều kiện công ty nước khác muốn tuyển lao động Việt Nam:

  • Đảm bảo họ không bị ảnh hưởng đến tỉ lệ thất nghiệp
  • Chính sách an sinh xã hội, y tế, giáo dục cho lao động & người thân
  • Đảm bảo tính bảo mật, an ninh quốc gia với các dự án đặc biệt
  • Tuân thủ quy định quốc tế như cấm vận, chuyển giao công nghệ,…

Điều kiện làm việc cụ thể ở một công ty:

  • Môi trường đa văn hóa với đồng nghiệp từ nhiều quốc gia (global) hay văn hóa nội địa chỉ giao tiếp, họp, thủ tục, tài liệu, đào tạo bằng tiếng địa phương (local)
  • Nếu ngôn ngữ giao tiếp bắt buộc trong công ty, dự án là tiếng địa phương, kỹ sư cần trang bị ngoại ngữ lưu loát hoặc chiến lược hỗ trợ hiệu quả
  • Chương trình hỗ trợ ban đầu để ổn định chỗ ở & lâu dài (mua nhà, xe, hỗ trợ việc làm cho người phụ thuộc, giấy bảo đảm trường học cho trẻ em, hỗ trợ học ngôn ngữ,…)

Kinh nghiệm của ứng viên:

  • Bằng cấp, chứng chỉ, kỹ năng ứng viên bắt buộc phải có hoặc phải giỏi là gì?
  • Ngoài tiếng Anh lưu loát cho công việc, đòi hỏi về ngôn ngữ địa phương (Hàn/Nhật/Trung Quốc/Đức/Thụy Điển…) bắt buộc để có được Visa?
  • Những nước nào, công ty nào tuyển ứng viên chưa có kinh nghiệm?
Mr. David Thanh – Hyphen Deux CTO

Mr. David Thanh – Hyphen Deux CTO

3. Kết luận

  • Để cung cấp nhân lực cho nước ngoài (xuất khẩu lao động), cần khảo sát, quan tâm điều kiện, yêu cầu ở nước, công ty mà kỹ sư Việt Nam sẽ tham gia. Đôi khi một điều kiện nhỏ cũng phải có quá trình chuẩn bị vài tháng (ví dụ: ngôn ngữ, xác minh lý lịch,…). Mỗi công ty sẽ đòi hỏi kỹ sư có những kinh nghiệm đặc thù. Cá nhân tác giả chưa thấy có một chương trình hay tập đoàn Chip nào mang lao động nước ngoài sang mà không có kinh nghiệm trước, thường tối thiểu khoảng 2-3 năm kinh nghiệm. Đa số sẽ gặp vấn đề khi xin giấy phép làm việc, xin visa, cũng như khả năng thích ứng của kỹ sư với môi trường mới, dự án phức tạp.
  • Để cung cấp nhân lực trong nước, việc thu hút được các tập đoàn lớn, ưu tiên các tập đoàn đứng đầu về nghiên cứu & triển khai công nghệ sẽ tạo được nguồn cầu lao động ổn định, bền vững. Họ sẽ có chương trình đào tạo kỹ sư từ kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, phong cách làm việc chuyên nghiệp và sát với nhu cầu thị trường, công nghệ mới nhất. Điều này là vô cùng cần thiết và quyết định sự thành bại của quá trình đào tạo & đảm bảo việc làm trong ngành bán dẫn sau này.

(#1) https://economictimes.indiatimes.com/nri/work/sundar-pichai-satya-nadella-ajay-banga-arvind-krishna-and-20-other-indian-origin-ceos-of-billion-dollar-companies/sundar-pichai/slideshow/105593531.cms?from=mdr

(#2) https://economictimes.indiatimes.com/industry/cons-products/electronics/semiconductor-sector-thrives-in-india-as-more-talent-chips-in-for-global-companies/articleshow/109082302.cms?from=mdr

(#3) https://www.linkedin.com/posts/prof-mayank-shrivastava-06439413_iisc-microelectronics-and-semiconductor-technology-activity-7196068802990645248-VhGG?utm_source=share&utm_medium=member_desktop

(#4) https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_semiconductor_fabrication_plants

Top 10 Công việc công nghệ bùng nổ trong thập kỷ tới

Top 10 Công việc công nghệ bùng nổ trong thập kỷ tới

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, thị trường lao động yêu cầu lượng lớn nhân sự để đáp ứng xu hướng này. Bài viết gợi ý Top 10 công việc công nghệ được dự đoán sẽ có nhu cầu cao trong 10 năm tới, cũng như liệt kê một số nhiệm vụ chính, kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc và ví dụ cụ thể.

1. Chuyên Gia Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) và Học Máy (Machine Learning)

AI và học máy hiện rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm cả chăm sóc sức khỏe và tài chính, tiêu dùng. Các chuyên gia AI sẽ phát triển các thuật toán và mô hình học máy để phân tích các tập dữ liệu lớn, tự động hóa quy trình và cung cấp các thông tin, dự báo có giá trị.

  • Kỹ năng cần thiết: Thành thạo các ngôn ngữ lập trình như Python, phân tích dữ liệu, thống kê, mạng nơron, học sâu…
  • Ví dụ: Một kỹ sư học máy tại Netflix tối ưu hóa các thuật toán đề xuất để tăng cường lòng trung trành của người dùng.

Top 10 Công việc công nghệ bùng nổ trong thập kỷ tới2. Chuyên Gia An Ninh Mạng và Hacker Mũ Trắng (Ethical Hackers)

Với sự gia tăng của các mối đe dọa mạng Internet, an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu cho các tổ chức trên toàn cầu. Các chuyên gia an ninh mạng và hacker mũ trắng đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ tài sản số và giảm thiểu rủi ro bảo mật. Công việc chính sẽ đánh giá các lỗ hổng mạng, tiến hành kiểm tra xâm nhập và thực hiện các biện pháp bảo mật.

  • Kỹ năng cần thiết: Khả năng phân tích chuyên sâu, kiến thức về các khung an ninh mạng và công cụ…
  • Ví dụ: Các chuyên gia an ninh mạng tại Google làm việc để củng cố các phòng thủ chống lại các mối đe dọa an ninh mạng.

3. Chuyên gia Khoa Học và Phân Tích Dữ Liệu

Trong thời đại dữ liệu lớn, các nhà khoa học dữ liệu và nhà phân tích dữ liệu rất quan trọng để trích xuất các thông tin hành động từ các bộ dữ liệu phức tạp. Họ thu thập, làm sạch và phân tích dữ liệu bằng các kỹ thuật thống kê, thuật toán học máy và công cụ trực quan hóa dữ liệu.

  • Kỹ năng cần thiết: Thành thạo công cụ R hoặc Python, chuyên môn sâu về khai thác dữ liệu và học máy, và hiểu biết về hoạt động kinh doanh.
  • Ví dụ: Chuyên gia khoa học dữ liệu tại Airbnb phân tích dữ liệu hành vi người dùng để tối ưu hóa chiến lược giá.

4. Chuyên Gia Điện Toán Đám Mây

Việc áp dụng điện toán đám mây ngày càng nhanh chóng đang thúc đẩy nhu cầu về các chuyên gia có thể thiết kế, triển khai và quản lý cơ sở hạ tầng và dịch vụ đám mây. Các công việc công nghệ trong ngành này bao gồm cả kiến trúc sư đám mây và kỹ sư, giúp các tổ chức tăng cường khả năng mở rộng, linh hoạt và tiết kiệm chi phí.

  • Kỹ năng cần thiết: Chuyên môn về các nền tảng đám mây như AWS hoặc Microsoft Azure, ảo hóa, mạng và bảo mật.
  • Ví dụ: Các kiến trúc sư giải pháp đám mây tại Adobe Systems tối ưu hóa môi trường đám mây cho các ứng dụng SaaS.

5. Nhà Phát Triển và Kỹ Sư Phần Mềm

Phát triển phần mềm vẫn là cốt lõi của đổi mới công nghệ, với nhu cầu không ngừng về các nhà phát triển có kỹ năng để tạo ra các giải pháp phần mềm. Các nhà phát triển và kỹ sư phần mềm xây dựng ứng dụng, trang web và hệ thống bằng các ngôn ngữ như Java, JavaScript hoặc C++.

  • Kỹ năng cần thiết: Hợp tác với các đội nhóm đa chức năng, chuyển đổi yêu cầu thành tính năng phần mềm và đảm bảo khả năng mở rộng và hiệu suất hoạt động.
  • Ví dụ: Các kỹ sư phần mềm tại SpaceX phát triển phần mềm quan trọng cho tàu vũ trụ.

6. Kỹ Sư DevOps

Các phương thức DevOps nhằm mục đích hợp lý hóa phát triển phần mềm và triển khai thông qua tự động hóa, cộng tác và các pipeline CI/CD. Các kỹ sư DevOps giúp thu hẹp khoảng cách giữa phát triển và vận hành, cho phép chu kỳ phát hành nhanh hơn và cải thiện chất lượng phần mềm.

  • Kỹ năng cần thiết: Chuyên môn về các công cụ tự động hóa như Jenkins hoặc Docker, các nền tảng đám mây, và các nguyên tắc Infrastructure as Code (IaC).
  • Ví dụ: Các kỹ sư DevOps tại Netflix đảm bảo độ tin cậy và khả năng mở rộng của các dịch vụ phát hành Film trực tuyến.

7. Nhà Phát Triển Blockchain

Công nghệ blockchain đang chuyển đổi các ngành công nghiệp như tài chính, quản lý chuỗi cung ứng và chăm sóc sức khỏe. Các nhà phát triển blockchain thiết kế và triển khai các ứng dụng phi tập trung (DApps), và các giải pháp dựa trên blockchain sử dụng các nền tảng như Ethereum hoặc Hyperledger.

  • Kỹ năng cần thiết: Thành thạo các ngôn ngữ lập trình blockchain như Solidity, kiến thức về mật mã học và hệ thống phân tán.
  • Ví dụ: Các nhà phát triển blockchain tại IBM xây dựng các giải pháp blockchain cấp doanh nghiệp.

8. Chuyên gia Phát Triển Thực Tế Tăng Cường (AR) và Thực Tế Ảo (VR)

Công nghệ AR và VR đang cách mạng hóa các ngành công nghiệp bằng cách tạo ra các trải nghiệm tương tác sống động. Các nhà phát triển AR chuyển nội dung kỹ thuật số lên thế giới thực, trong khi các nhà phát triển VR sẽ thiết kế môi trường ảo.

  • Kỹ năng cần thiết: Công cụ như Unity hoặc Unreal Engine để phát triển ứng dụng AR/VR.
  • Ví dụ: Các nhà phát triển AR/VR tại Meta tạo ra các trải nghiệm thực tế ảo cho tai nghe Oculus và các tính năng AR cho mạng xã hội.

Top 10 Công việc công nghệ bùng nổ trong thập kỷ tới9. Chuyên Gia Internet of Things (IoT)

IoT kết nối hàng tỷ thiết bị, thúc đẩy nhu cầu về các chuyên gia có thể thiết kế, phát triển và quản lý hệ sinh thái IoT. Các chuyên gia IoT làm việc về thiết kế phần cứng, phát triển firmware và tích hợp nền tảng để cho phép giao tiếp giữa các thiết bị kết nối.

  • Kỹ năng cần thiết: Kiến thức về hệ thống nhúng (Embedded System), giao thức truyền thông không dây và điện toán đám mây.
  • Ví dụ: Hyphen Deux hiện đang tuyển dụng nhiều vị trí để phát triển con chip đầu tiên Asterix – một vi điều khiển được thiết kế cho các ứng dụng IoT, ô tô và công nghiệp. Tham khảo thêm tại đây.

10. Kỹ Sư Robot

Sự phát triển trong robot và tự động hóa đang tạo ra cơ hội cho các kỹ sư robot thiết kế và phát triển hệ thống robot. Họ thiết kế phần cứng robot, phát triển các thuật toán điều khiển và tích hợp các cảm biến cho nhận thức và điều hướng.

  • Kỹ năng cần thiết: Chuyên môn về robot, cơ điện tử, thị giác máy tính và các ngôn ngữ lập trình như C++ hoặc Python.
  • Ví dụ: Các kỹ sư robot tại Boston Dynamics phát triển các robot phục vụ cho nhiều ứng dụng.

Kết Luận

Khi công nghệ tiếp tục phát triển và định hình lại các ngành công nghiệp, nhu cầu công việc công nghệ với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm sẽ tăng lên. Bằng cách trang bị các kỹ năng cần thiết, cập nhật về các công nghệ mới nổi và thích ứng với các vai trò đang phát triển, các chuyên gia công nghệ có thể phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghệ vô cùng tiềm năng trong tương lai.

Nguồn: techovedas

Top 10 Ứng Dụng Internet Vạn Vật (IoT) phổ biến nhất

Top 10 Ứng Dụng Internet Vạn Vật (IoT) phổ biến nhất

Từ các thành phố thông minh được kết nối đến những tiến bộ vượt trội trong chăm sóc sức khỏe và các giải pháp IoT công nghiệp, Internet vạn vật (IoT) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Trong kỷ nguyên số, các ứng dụng IoT đang tái định nghĩa các ngành công nghiệp, tối ưu hóa hiệu quả và mang lại sự kết nối mọi thiết bị chưa từng có.

IoT là gì?

IoT là một hệ thống chuyển đổi kết nối các thiết bị nhúng (embedded system), tạo điều kiện trao đổi dữ liệu liên tục qua internet. IoT mở rộng kết nối internet đến nhiều thiết bị khác nhau, từ thiết bị đeo đến các thành phố thông minh, biến thế giới vật lý thành một hệ sinh thái tích hợp, dựa trên dữ liệu, nơi các thiết bị giao tiếp và xử lý tác vụ cùng nhau.

Lợi ích của IoT

IoT mang lại vô số lợi ích, cách mạng hóa hoạt động kinh doanh và cuộc sống cá nhân. Nó cho phép con người làm việc và sống thông minh hơn, tự động hóa các công việc, cải thiện dịch vụ, nâng cao hiệu quả công việc và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nhiều lĩnh vực. Khả năng của IoT trong việc tối ưu hóa quy trình và cung cấp thông tin theo thời gian thực đã định vị nó như một chất xúc tác cho tiến bộ khoa học.

Các ứng dụng phổ biến của IoT

1. Nhà thông minh Hyphen Deux - Internet vạn vật (IoT) - Nhà thông minh

Công nghệ nhà thông minh đang trở nên nổi bật và được ứng dụng nhiều trong không gian sống. Có thể kể đến một số ứng dụng như bộ điều nhiệt thông minh có khả năng học theo sở thích của người dùng, hệ thống chiếu sáng thích ứng với sự thay đổi của môi trường và hệ thống an ninh với tính năng giám sát theo thời gian thực qua camera kết nối, đảm bảo trải nghiệm sống liền mạch và an toàn.

2. Thiết bị đeo

Hyphen Deux - Internet vạn vật (IoT) - Thiết bị đeoCông nghệ thiết bị đeo được phát triển để thực hiện thu thập dữ liệu đi kèm tính năng tiết kiệm năng lượng. Từ dây đeo thể dục đo nhịp tim và calo đến đồng hồ thông minh cung cấp cảnh báo thời gian thực, thiết bị đeo tay hiện nay tích hợp các tính năng nâng cao như theo dõi huyết áp và đo điện tâm đồ (ECG), tăng cường theo dõi sức khỏe và trải nghiệm người dùng tổng thể.

3. Thành phố thông minh

Hyphen Deux - Internet vạn vật (IoT) - Thành phố thông minhCác thành phố thông minh đang thay đổi cuộc sống đô thị thông qua các hệ thống giao thông tối ưu và các dịch vụ nâng cao. Các ứng dụng IoT bao gồm giám sát thông minh để đảm bảo an toàn không gian công cộng, giao thông tự động nhằm tăng hiệu quả di chuyển và quản lý năng lượng để đảm bảo bền vững. Các hệ thống quản lý chất thải và giám sát môi trường góp phần tạo ra môi trường đô thị sạch và bền vững hơn.

4. Lưới điện thông minh

Lưới điện thông minh đang tạo nên ảnh hưởng lớn đến quản lý năng lượng với các công nghệ IoT. Được trang bị cảm biến và chức năng IoT, các đồng hồ điện thông minh tạo điều kiện giám sát thời gian thực, ngăn ngừa sự cố mất điện và tối ưu hóa dòng năng lượng để cải thiện hiệu quả. Việc tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo vào lưới điện cũng là một trọng tâm chính, đóng góp vào một hệ sinh thái năng lượng bền vững hơn.

5. IoT công nghiệp (IIoT)

Hyphen Deux - Internet vạn vật (IoT) - IoT Công nghiệpIoT công nghiệp đang cách mạng hóa các ngành công nghiệp với khả năng tự động hóa, học máy và các giải pháp tiết kiệm chi phí. Các ứng dụng trải dài từ số hóa nhà máy để tăng năng suất đến quản lý chuỗi cung ứng để tối ưu hoạt động logistics. Bảo trì dự đoán (Predictive maintenance), nơi các cảm biến IoT phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trong máy móc trước khi sự cố xảy ra, đang trở thành một tiêu chuẩn trong môi trường công nghiệp.

6. Xe kết nối

Hyphen Deux - Internet vạn vật (IoT) - Xe kết nốiNgành công nghiệp ô tô đang nhanh chóng chuyển đổi với sự ra mắt các dòng xe kết nối cung cấp sự an toàn và kết nối nâng cao. Các tính năng bao gồm cảnh báo thời gian thực cho tài xế, giải trí trong xe và khả năng lái xe tự động, biến việc lái xe trở nên an toàn và thú vị hơn. Sự tích hợp của IoT trong các xe kết nối còn đóng góp vào quản lý giao thông thông qua giao tiếp giữa các phương tiện (V2V).

7. Chăm sóc sức khỏe

Hyphen Deux - Internet of Things (IoT) - Chăm sóc sức khỏeIoT đang ảnh hưởng tích cực đến chăm sóc bệnh nhân với vai trò giám sát liên tục và cảnh báo tự động. Thiết bị đeo tay, thiết bị IoT và giường thông minh được trang bị cảm biến nâng cao cung cấp thông tin sức khỏe theo thời gian thực và tạo điều kiện truy cập dễ dàng vào lịch sử bệnh nhân. IoT trong chăm sóc sức khỏe còn mở rộng đến giám sát bệnh nhân từ xa, y học từ xa và các thiết bị y tế hỗ trợ IoT như máy bơm insulin và máy tạo nhịp tim.

8. Bán lẻ thông minh

Hyphen Deux - Internet of Things (IoT) - Bán lẻ thông minhTrải nghiệm bán lẻ được nâng cao với các ứng dụng IoT, cung cấp thanh toán nhanh chóng và hiệu quả tại cửa hàng. Công nghệ RFID đọc thẻ sản phẩm, tạo điều kiện cho các giao dịch liền mạch, và hệ thống beacon tăng cường sự tương tác của khách hàng bằng cách cung cấp các ưu đãi cá nhân hóa dựa trên vị trí. Các hệ thống quản lý kho hàng tiên tiến sử dụng IoT giúp giảm thiếu hàng tồn và tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho các nhà bán lẻ.

9. Chuỗi cung ứng thông minh

Các hệ thống IoT cung cấp sự minh bạch và hiệu quả thông qua các hệ thống theo dõi. Cập nhật trạng thái thời gian thực, mang lại cái nhìn chi tiết về mạng lưới cung ứng và các cơ chế phản hồi cải thiện logistics và đảm bảo giao hàng đúng hạn. Tích hợp blockchain trong chuỗi cung ứng IoT đang ngày càng phổ biến, nâng cao an ninh và khả năng truy xuất nguồn gốc trong việc di chuyển hàng hóa.

10. Nông nghiệp thông minh

Hyphen Deux - Internet of Things (IoT) - Nông nghiệp thông minhIoT giúp nông dân có những quyết định dựa trên dữ liệu để cải thiện năng suất. Giám sát tình trạng đất, phân tích dữ liệu thời tiết và công nghệ canh tác thông minh nâng cao sản lượng cây trồng bằng cách cung cấp thông tin về kế hoạch tưới tiêu, thời gian trồng tối ưu và phòng ngừa dịch bệnh. Máy bay không người lái được trang bị cảm biến IoT đóng góp vào nông nghiệp chính xác, cho phép nông dân giám sát các cánh đồng lớn hiệu quả hơn.

Kết luận

Từ nhà thông minh đến xe kết nối và hơn thế nữa, Internet vạn vật đang định hình một tương lai nơi sự kết nối liền mạch và các thông tin dựa trên dữ liệu.

Source: techovedas

Follow us on LinkedIn

14 Thuật Ngữ phổ biến trong lĩnh vực Chất Bán Dẫn

14 Thuật Ngữ phổ biến lĩnh vực Chất Bán Dẫn

Giới thiệu

Trong bối cảnh công nghệ không ngừng phát triển, các thiết bị điện tử nằm ở trung tâm của hầu hết mọi hệ thống. Những thiết bị này tạo nên nền tảng của điện tử hiện đại, cung cấp năng lượng cho mọi thứ từ điện thoại thông minh và máy tính xách tay đến các thiết bị gia dụng và siêu máy tính. Dưới đây là 14 thuật ngữ phổ biến về chất bán dẫn:

1. Chất bán dẫn

Chất bán dẫn là các vật liệu có mức độ dẫn điện nằm giữa các chất dẫn điện và chất cách điện. Tính chất độc đáo này cho phép chúng dẫn điện một cách có chọn lọc và trở nên lý tưởng để sử dụng trong các thiết bị điện tử. Silicon (Si) là vật liệu được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp điện tử nhờ vào sự dồi dào trong tự nhiên và các đặc tính chuyên biệt. Các tấm wafer silicon là nền tảng để tạo ra các mạch tích hợp.

2. Bóng dán dẫn (Transistor)

Một trong những phát minh mang tính cách mạng của thế kỷ 20, bóng bán dẫn đã cách mạng hóa ngành điện tử bằng cách khuếch đại và chuyển đổi tín hiệu điện. Phát minh này đã mở đường cho việc thu nhỏ các thiết bị điện tử và đặt nền móng cho các mạch tích hợp.

hyphen deux - bóng bán dẫn3. Mạch tích hợp (Integrated Circuit – IC)

Mạch tích hợp, thường được gọi là vi mạch, là đỉnh cao của công nghệ chất bán dẫn. Các kỹ sư sẽ khắc các tập hợp thành phần điện tử phức tạp lên một mảnh nhỏ của vật liệu bán dẫn, cho phép tạo ra các hệ thống điện tử thực hiện chức năng chuyên biệt nào đó trong một kích thước nhỏ gọn.

4. Điốt

Điốt là các thiết bị bán dẫn chỉ cho phép dòng điện chạy theo một hướng. Được sử dụng rộng rãi như các bộ chỉnh lưu trong nguồn điện và các phần tử chuyển đổi trong mạch điện tử, điốt đóng vai trò quan trọng trong việc điều hướng dòng điện trong các hệ thống điện tử.

hyphen deux - Điốt

5. CMOS (Complementary Metal-Oxide-Semiconductor)

Công nghệ CMOS là nền tảng của thiết kế mạch tích hợp hiện đại. Nổi tiếng với mức tiêu thụ điện năng thấp và khả năng chống nhiễu cao, công nghệ CMOS phổ biến trong các mạch số, cung cấp năng lượng cho mọi thứ từ vi xử lý đến chip nhớ.

6. Quy trình chế tạo

Quy trình chế tạo bao gồm một loạt các bước được thực hiện tỉ mỉ nhằm tạo ra các mạch tích hợp trên các tấm wafer. Từ quá trình lắng đọng và quang khắc đến khắc và pha tạp, mỗi giai đoạn của quy trình đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chức năng và hiệu suất cuối cùng của các vi mạch được tạo ra.

hyphen deux - Fabrication

7. Định luật Moore

Định luật Moore, mặc dù không phải là một định luật vật lý, đã trở thành nguyên tắc chỉ đạo cho ngành công nghiệp chất bán dẫn trong nhiều thập kỷ. Quan sát thực nghiệm Moore cho phép dự đoán số lượng transistor trên một vi mạch sẽ tăng gấp đôi sau khoảng mỗi hai năm, thúc đẩy sự phát triển liên tục về sức mạnh tính toán, giảm chi phí và thu nhỏ kích thước của vi mạch.

8. Chip logic, bộ nhớ và analog

Chip logic xử lý các tín hiệu số bằng các chức năng logic Boolean, Chip bộ nhớ lưu trữ và truy xuất dữ liệu số một cách hiệu quả, trong khi Chip analog kết nối giữa các miền số và analog, cho phép xử lý và chuyển đổi các tín hiệu giữa hai lĩnh vực này. Những thiết bị bán dẫn này tạo nên nền tảng của các hệ thống điện tử hiện đại, cung cấp năng lượng cho mọi thứ từ máy tính và điện thoại thông minh đến tự động hóa công nghiệp và mạng lưới truyền thông.

9. VLSI (Very Large Scale Integration)

Công nghệ VLSI đại diện cho đỉnh cao của sự tích hợp chất bán dẫn, cho phép tạo ra các hệ thống điện tử phức tạp bằng cách tích hợp hàng ngàn hoặc thậm chí hàng triệu transistor trên một con chip duy nhất. Công nghệ này đã cách mạng hóa các ngành công nghiệp từ viễn thông đến điện tử ô tô, hỗ trợ sự phát triển của các thiết bị điện tử sáng tạo và giàu tính năng.

10. Process Node

Thuật ngữ “process node” đề cập đến kích thước của tính năng nhỏ nhất có thể được tạo ra trên một con chip trong quá trình sản xuất. Được đo bằng đơn vị nanomet, các process node thể hiện mức độ thu nhỏ đạt được trong quá trình chế tạo chip. Các process node nhỏ hơn cho phép sản xuất các thiết bị có hiệu suất cao hơn, tiêu thụ ít năng lượng hơn và giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của công nghệ.

11. Lắp ráp

Lắp ráp liên quan đến việc tích hợp các thành phần bán dẫn riêng lẻ vào các hệ thống điện tử chức năng. Quy trình này bao gồm gắn khuôn, kết nối dây, đóng gói và các kỹ thuật khác nhằm đảm bảo độ tin cậy và hiệu suất của thành phẩm cuối cùng. Các công nghệ lắp ráp tiên tiến, như kết nối flip-chip và đóng gói wafer-level, cho phép tạo ra các thiết bị nhỏ gọn, hiệu suất cao phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau.

12. Fab (Chế tạo)

Chế tạo chất bán dẫn, thường được gọi là “Fab,” bao gồm một loạt các quy trình phức tạp liên quan đến việc tạo ra các mạch tích hợp trên các wafer. Các quy trình này bao gồm quang khắc, khắc, lắng đọng, pha tạp… mỗi quy trình được thực hiện tỉ mỉ nhằm kiểm soát chính xác về hình dạng và các tính chất điện của thiết bị. Các nhà máy chế tạo tiên tiến, được trang bị thiết bị hiện đại và môi trường sạch, cho phép sản xuất các thiết bị chất bán dẫn tiên tiến với các tính năng ở mức đơn vị nanomet.

13. Công ty Thiết kế Vi Mạch – Fabless Design

Các công ty Fabless Design đóng vai trò cốt lõi trong đổi mới sáng tạo, thiết kế và giới thiệu vi mạch trong khi thuê ngoài việc xử lý wafer, đóng gói và thử nghiệm cho các đối tác bên thứ ba. Fabless Design hợp tác với các xưởng đúc như TSMC và GlobalFoundries để in thiết kế lên wafer và ký hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ lắp ráp và thử nghiệm chất bán dẫn (OSAT) để thử nghiệm và đóng gói. Khách hàng của các công ty Fabless là các nhà sản xuất thiết bị (OEM) hoặc các nhà đổi mới thiết bị cuối sử dụng vi mạch trong các sản phẩm của họ.

Hyphen Deux là một công ty thiết kế IC hàng đầu của Việt Nam chuyên về vi điều khiển cho IoT, ô tô, công nghiệp và chip AI.

14. OSATs (Outsourced Semiconductor Assembly and Test)

OSATs đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, cung cấp các dịch vụ thiết yếu như đóng gói, thử nghiệm và logistics. Khi sản xuất trở nên chuyên biệt hơn và tốn kém hơn, nhiều công ty chọn thuê ngoài các quy trình lắp ráp và thử nghiệm cho các đối tác OSATs. Những công ty này tận dụng quy mô kinh tế và chuyên môn để cung cấp các giải pháp chất lượng cao, hiệu quả về chi phí, cho phép các công ty tập trung vào các năng lực cốt lõi như thiết kế và chế tạo.

Source: techovedas

Follow us on LinkedIn

Fabless Design - Explore 04 Business Models Transforming Semiconductor Manufacturing

Fabless Design – Explore 04 Business Models in Semiconductor Field

Fabless Design: Driving Innovation in the Semiconductor Industry

In today’s technologically advanced world, the intricate devices we rely on, from smartphones to autonomous vehicles, security cameras, home appliances are powered by tiny marvels known as semiconductors. The semiconductor industry is a dynamic and critical sector, powering the devices that have become integral to our daily lives. Within this industry, companies employ different business models to navigate the complex landscape of semiconductor design and manufacturing. In this blog post, we will explore 04 business models in the Semiconductor Design & Manufacturing ecosystem: IDM (Integrated Device Manufacturer), Fabless design, Foundry, and Fab-lite.

  1. Integrated Device Manufacturers (IDM)

The IDM model represents a holistic approach to semiconductor manufacturing. In this model, a single company controls all phases of production, from research and development (R&D) to chip fabrication and packaging. This vertical integration allows for streamlined communication between teams, resulting in greater efficiency and faster time-to-market.

Examples: Intel, Samsung, Texas Instruments.

Pros:

  • Control Over Entire Process: IDMs oversee every aspect of chip development, from conception to production.
  • Innovation: Tight integration of design and manufacturing teams facilitates rapid innovation.
  • Customization: Ability to produce custom chips for specific applications.

Cons:

  • High Capital Expenditure: Building and maintaining semiconductor fabrication facilities requires substantial capital investment.
  • Resource Intensiveness: Managing both design and manufacturing operations can be resource-intensive.
  • Market Volatility: IDMs may face challenges adapting to market changes due to extensive in-house manufacturing commitments.
  1. Fabless Design

Fabless design companies innovate, design, and market microchips while outsourcing wafer processing, packaging, and testing to third-party partners. They partner with foundries such as TSMC and GlobalFoundries to print designs on wafers and contract out testing and packaging services to outsourced semiconductor assembly and testing (OSAT) providers. Clients of fabless companies are original equipment manufacturers (OEMs) or end-user device innovators incorporating microchips into their products.

Examples: Qualcomm, Nvidia, Broadcom, MediaTek, AMD, Hyphen Deux (a Vietnamese start-up specializing in microcontrollers for IoT, automotive, industrial, and AI chips).

Fabless Design - Explore 04 Business Models Transforming Semiconductor ManufacturingPros:

  • Lower Upfront Costs: Outsourcing manufacturing allows fabless companies to focus on design innovation.
  • Flexibility: Ability to choose the best foundry for each chip based on features or cost.

Cons:

  • Reliance on Foundries: Dependent on foundries for production capacity and pricing.
  • Less Control: Reduced control over manufacturing quality and timelines compared to IDMs.
  1. Pure-play Foundry

A semiconductor foundry, also known as a fab, is a factory where silicon wafers are manufactured. The main customers of a semiconductor foundry are chip makers such as Hyphen Deux, Qualcomm, Intel, AMD… Foundries emerged in response to the growing need for semiconductor devices, driving the electronics industry towards larger and more efficient fabrication plants.

Examples: Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC), GlobalFoundries, SIMC.

Fabless Design - Explore 04 Business Models Transforming Semiconductor ManufacturingPros:

  • Cost-Efficiency: Fabless Design companies can avoid high upfront costs associated with building and maintaining fabs.
  • Global Presence: Foundries often serve a global clientele, contributing to a diverse customer base.
  • Scalability: Easy scalability to accommodate the needs of various clients.

Cons:

  • Dependency: Foundries rely on fabless companies for design, tying their success to their clients’ success.
  • Limited Control: Lack of control over the entire process may lead to optimization challenges.
  • Intense Competition: The foundry market is highly competitive, with several major players vying for business.
  1. Fab-lite Model

The Fab-lite model is a hybrid approach where a company owns some semiconductor fabrication facilities but also outsources some production to external foundries. This model offers a balance between in-house production and outsourcing.

Example: GlobalFoundries.

Pros:

  • Flexibility: Leverage in-house facilities for critical processes while outsourcing non-core production.
  • Risk Mitigation: Reduces dependence on a single manufacturing model.
  • Cost Control: Optimize costs by balancing internal and external manufacturing resources.

Cons:

  • Complex Management: Managing both in-house and outsourced production can be operationally complex.
  • Integration Challenges: Combining internally and externally manufactured components may pose technical challenges.
  • Dependency on External Partners: Reliance on external foundries introduces potential supply chain risks.

 

Conclusion

The semiconductor industry’s evolution is driven by the interplay between IDM, fabless, foundry, and fab-lite models. As technology advances, these business models will adapt to meet the ever-changing demands of the market. Collaboration, specialization, and adaptability will be key factors in navigating the intricate landscape of semiconductor manufacturing, ultimately shaping the technological innovations that define our future.

(Source: techovedas)

DX Summit 2024: Hyphen Deux Visited the Vietnam-ASIA Digital Transformation Event

DX Summit 2024: Hyphen Deux Visited the Vietnam-ASIA Digital Transformation

Hyphen Deux participated in the Vietnam-ASIA Digital Transformation (DX) Summit 2024, which took place from May 28 to May 29 at the Hanoi International Convention Center. The event, particularly the Plenary Session on Digital and Green Transformation held on May 28, was a significant platform for discussing the development of the digital economy. Esteemed speakers such as H.E. Mr. Tran Luu Quang, a Member of the Party Central Committee and Deputy Prime Minister, and Mr. Nguyen Manh Hung, the Minister of Information and Communications, among others, shared valuable insights that underscored the Vietnamese Government’s dedication to the National Digital Transformation Program. This program aims to drive economic development through comprehensive digital transformation across all sectors, industries, and levels of governance.

H.E. Mr. Tran Luu Quang, a Member of the Party Central Committee and Deputy Prime Minister delivered a speech at the Summit.

H.E. Mr. Tran Luu Quang, a Member of the Party Central Committee and Deputy Prime Minister delivered a speech at the Summit.

The global trends of AI, green, and digital transformation are crucial for sustainable development, and Hyphen Deux is excited to be part of this transformative journey. The DX Summit 2024 served as a premier event for aligning with the government’s efforts to implement the National Digital Transformation Program swiftly and effectively. The summit emphasized the importance of these transformations in achieving Vietnam’s goal, becoming a high-income, strong, and prosperous country by 2045.

Key themes of the DX Summit 2024 included:

  • Digital and Green Transformation, promoting ESG policies
  • Data collection and management
  • Digital trust
  • Development and application of new technologies: 5G, AI, IoT
  • Semiconductor chips – trends, opportunities, and potential

The Vietnam Software & IT Services Association (VINASA) hosted a seminar on semiconductor industry development on May 29, as part of the summit. Nguyen Thi Le Quyen, Deputy Director of the National Innovation Centre under the Ministry of Planning and Investment (MPI), highlighted the semiconductor industry’s remarkable compound annual growth rate of 14% over the past two decades. She projected that the industry is on track to become a trillion-dollar sector by 2030.

Quyen emphasized the anticipated surge in workforce demand, noting that by 2030, China is expected to require 400,000 semiconductor professionals, the United States 67,000, with intense competition for talent in South Korea, Japan, and India. This underscores the critical need for Vietnam to prioritize workforce training and development to stay competitive in the semiconductor field.

Nguyễn Thiện Nghĩa, Deputy Director of the Department of Information Technology Industry under the Ministry of Information and Communications, proposed several solutions to bolster Vietnam’s semiconductor human resources. He stressed that beyond training, Vietnam must attract businesses to invest locally to stimulate the domestic semiconductor market. “Despite Vietnam’s many advantages, its contribution to the global semiconductor industry remains minimal,” Nghĩa remarked.

Nghĩa further advocated for promoting the formation of a support ecosystem for chip manufacturing businesses. Such an ecosystem would enhance Vietnam’s appeal to major manufacturing corporations, potentially transforming the country into a hub for semiconductor chip production. “To achieve this, Vietnam needs to address policy shortcomings, prioritize the semiconductor industry, accelerate human resource training, and expand cooperation and investment opportunities in the sector,” he added.

Panel discussion: Developing Vietnam's Semiconductor Industry – Challenges and Opportunities for Cooperation.

Panel discussion: Developing Vietnam’s Semiconductor Industry – Challenges and Opportunities for Cooperation.

Hyphen Deux, a pioneering Fabless Design Company from Vietnam, was proud to participate in this vibrant industry event. The company showcased its first innovative chip designed for IoT devices, marking a significant milestone for the domestic semiconductor industry. Hyphen Deux’s involvement exemplifies the potential for local companies to make significant contributions to the global semiconductor market.

The seminar underscored the critical importance of a well-trained workforce to meet the growing demands of the semiconductor industry. It also highlighted the need for strategic investments and policy reforms to foster a conducive environment for semiconductor development in Vietnam. The collaborative efforts of government agencies, industry leaders, and educational institutions were seen as pivotal in driving the country’s semiconductor industry forward.

Hyphen Deux Joins Vietnam Semiconductor Map.

Hyphen Deux Joins Vietnam Semiconductor Map.

As the global semiconductor industry continues its rapid expansion, Vietnam’s proactive approach to developing its semiconductor sector could position it as a key player in the international market. The seminar served as a call to action for all stakeholders to invest in training, infrastructure, and innovation to ensure Vietnam can meet the future demands of this dynamic industry.

In conclusion, the Vietnam-ASIA DX Summit 2024 highlighted the immense growth potential of the semiconductor sector and the critical need for workforce development and strategic investments. The insights shared by industry experts and leaders emphasized the importance of creating a supportive ecosystem for semiconductor businesses and the urgency of addressing policy shortcomings to enhance Vietnam’s competitiveness in the global market. Hyphen Deux’s showcase of its innovative IoT chip design further demonstrated the potential of Vietnamese companies to make significant strides in the semiconductor industry. The event underscored a collaborative effort towards a future where Vietnam plays a significant role in the trillion-dollar semiconductor market projected for 2030.