Chia sẻ ngắn về đào tạo và cơ hội cho sinh viên ngành Chip (IC Design) Việt Nam

Ngành Chip (IC Design): Chia sẻ về đào tạo và cơ hội cho sinh viên Việt Nam

Bài viết tham khảo từ chia sẻ về yêu cầu đào tạo và cơ hội ngành thiết kế Chip (IC Design) của Mr. David Thanh – Hyphen Deux CTO.

Ấn Độ có chiến lược quốc gia phát triển ngành bán dẫn bùng nổ từ đầu những năm 1990, về chất lượng nguồn nhân lực, họ có một danh sách dài hơn 20 CEO công nghệ gốc Ấn đứng đầu thế giới (tham khảo #1) ở thời điểm hiện tại, khoảng 50.000 chuyên gia, (2024 – tham khảo #2) trong đó rất nhiều người giữ vị trí giám đốc quan trọng trong tất cả tập đoàn đứng đầu, quan trọng nhất trên thế giới. Họ có nhiều trường đại học top đầu với chương trình đào tạo chất lượng cho ngành bán dẫn.

Vì sao đề cập Ấn Độ khi nói về chương trình đào tạo nhân lực ? Đó là vì họ là quốc gia điển hình nhất trong các nước không có xưởng đúc Chip, R&D startup, công ty lớn nội địa làm thiết kế, gia công,… rất giống tình hình Việt Nam hiện nay.

1. Cơ hội việc làm trong ngành Thiết kế Chip (IC Design) tại các doanh nghiệp?

Dưới đây là danh sách các vị trí việc làm trong quy trình sản xuất Chip, tuy chưa đầy đủ nhưng vẫn hữu ích để có thể nghiên cứu sâu hơn về giáo trình đào tạo, kế hoạch giảng viên & chiến lược phát triển ngành học phù hợp.

  • Vị trí liên quan đến nhà máy/xưởng đúc Chip (Foundry): Device Design Engineer, Test, and Characterization Engineer, Process Engineer, TCAD Engineer, Tapeout engineer, Foundry process design Engineer, Integration Engineer, Yield analysis engineer, ESD design technical manager, EBO engineer, Etch process manager, Wet clean process manager, Litho/EUV module engineer, EUV mask materials scientist, Layout design and validation Engineer, CMP engineer, Epitaxy process manager, EUV tool manager, Litho/Patterning process manager, Electrochemical plating module engineering manager, Advanced packaging material development manager,…

Chia sẻ ngắn về đào tạo và cơ hội cho sinh viên ngành Chip (IC Design) Việt Nam

  • Vị trí liên quan đến thiết kế tuần tự (Analog Design): Memory circuit design engineer, Digital/Mixed-Signal IC design engineer, RF Analog Engineer/RFIC Circuit design engineer, Automated test and characterization engineer, PVD module manager, I/O design engineer, Analog/Power delivery engineer, CAD Physical verification engineer, Patent technical manager, CSV engineer (Virtual Fab).
  • Vị trí liên quan đến thiết kế số (Digital Design – IP, ASIC, MCU, SoC,…): Architecture Designer, RTL Designer, Top Integration Engineer, Synthesis Engineer, Formal Verification Engineer, Design Verification Engineer, Package Designer, Physical Design (Back-End) Engineers, Static Timing Analysis Engineers, Design For Test Engineer, Power Integrity Engineer, Thermal Validation, EMIR Engineer, Physical Verification Engineer, Library characterization Engineer, Emulation engineer,…
  • Vị trí bổ trợ theo chiều ngang trong hệ sinh thái: EDA R&D researcher, EDA coding engineer, EDA Field Application Engineer (AE), CAD engineer, IP Application Engineer, Solution Service Engineer, Technology R&D engineer, methodology R&D engineer, middle-ware software engineer, system level designer, PCB designer, Die/Package testing engineer, FPGA, Probe card Tester,…

Lưu ý: Mỗi vị trí trên đa số sẽ cần một chuyên gia hỗ trợ hoặc quản lý cấp trung (số vị trí X2), và có thể cần thêm người hỗ trợ từng phần mềm, từng phương pháp phần mềm( số vị trí X3, X4,…)

Để hiểu khái quát về các công ty trong hệ sinh thái bán dẫn (Semiconductor Ecosystem), tham khảo  thêm từ các công ty bán dẫn đang có trụ sở hoặc chi nhánh tại Mỹ.

U.S. Semiconductor Ecosystem Map

U.S. Semiconductor Ecosystem Map

Một điểm cần lưu ý là khi một người với chuyên môn cao >10 năm kinh nghiệm thường sẽ “chốt” chuyên môn, rất ít người có thể thay đổi, có cơ hội học hỏi để “lấn sân” sang một chuyên môn cao khác. Tác giả từng chia sẻ về việc “đổi vị trí” đơn giản giữa kỹ sư làm FrontEnd DV và Backend PD nhưng thực tế chỉ xảy ra ở kỹ sư level từ senior trở xuống. (Xem thêm)

2. Nhà tuyển dụng trong & ngoài nước cần gì ở ứng viên?

Đối với các ngành thiết kế hoặc công nghiệp thông thường, chúng ta thường nghĩ đến xây dựng xưởng, nhà máy và làm ra sản phẩm rồi tung ra thị trường. Tuy nhiên, với ngành bán dẫn có 2 đặc thù:

  • Xưởng và nhà máy sản xuất Chip dù có rất nhiều tiền, thậm chí trích từ ngân sách quốc gia của các nước phát triển cũng chưa chắc khả thi. Thực tế có rất ít nơi có thể xây được nhà máy chip digital (Fab) như TSMC, Samsung, Intel, SMIC, UMC, Global Foundry…
  • Thiết kế chip bán dẫn (IC Design) cần có một hệ sinh thái toàn cầu, chỉ dựa vào năng lực của một quốc gia, một châu lục thì chưa đủ. Về cơ bản có các mảng IC Design như: Chip Intellectual Property (IP, Cores), Electronic Design Automation (EDA) Tools, Specialized Materials, Wafer Fab Equipment (WFE), “Fabless” Chip Companies, Chip Foundries. Mỗi mảng có thể có vài chục đến vài trăm công ty. Việc lựa chọn các đối tác có năng lực phù hợp, chi phí hợp lý, điều kiện về chính sách thương mại, pháp luật cần được xem xét kỹ lưỡng.

Dựa vào 2 đặc thù này, có thể thấy đối tượng nhân lực Việt nam hướng đến sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt đến chiến lược đào tạo nhân lực ngành. Tùy từng đối tượng công ty FDI nội địa, hay đi làm ở nước ngoài, với mỗi quốc gia, Kỹ Sư Việt Nam sẽ phải quan tâm đến các vấn đề chính như sau:

Về việc cấp giấy phép làm việc ở nước ngoài (workpass):

  • Bằng cấp & cách thức chứng thực, xác nhận
  • Thu nhập tối thiểu cần có trên hợp đồng
  • Các giấy tờ thủ tục khác theo yêu cầu
  • Chính sách & trách nhiệm về thu nhập, thuế, chuyển tiền ở nước ngoài & Việt Nam

Điều kiện công ty nước khác muốn tuyển lao động Việt Nam:

  • Đảm bảo họ không bị ảnh hưởng đến tỉ lệ thất nghiệp
  • Chính sách an sinh xã hội, y tế, giáo dục cho lao động & người thân
  • Đảm bảo tính bảo mật, an ninh quốc gia với các dự án đặc biệt
  • Tuân thủ quy định quốc tế như cấm vận, chuyển giao công nghệ,…

Điều kiện làm việc cụ thể ở một công ty:

  • Môi trường đa văn hóa với đồng nghiệp từ nhiều quốc gia (global) hay văn hóa nội địa chỉ giao tiếp, họp, thủ tục, tài liệu, đào tạo bằng tiếng địa phương (local)
  • Nếu ngôn ngữ giao tiếp bắt buộc trong công ty, dự án là tiếng địa phương, kỹ sư cần trang bị ngoại ngữ lưu loát hoặc chiến lược hỗ trợ hiệu quả
  • Chương trình hỗ trợ ban đầu để ổn định chỗ ở & lâu dài (mua nhà, xe, hỗ trợ việc làm cho người phụ thuộc, giấy bảo đảm trường học cho trẻ em, hỗ trợ học ngôn ngữ,…)

Kinh nghiệm của ứng viên:

  • Bằng cấp, chứng chỉ, kỹ năng ứng viên bắt buộc phải có hoặc phải giỏi là gì?
  • Ngoài tiếng Anh lưu loát cho công việc, đòi hỏi về ngôn ngữ địa phương (Hàn/Nhật/Trung Quốc/Đức/Thụy Điển…) bắt buộc để có được Visa?
  • Những nước nào, công ty nào tuyển ứng viên chưa có kinh nghiệm?
Mr. David Thanh – Hyphen Deux CTO

Mr. David Thanh – Hyphen Deux CTO

3. Kết luận

  • Để cung cấp nhân lực cho nước ngoài (xuất khẩu lao động), cần khảo sát, quan tâm điều kiện, yêu cầu ở nước, công ty mà kỹ sư Việt Nam sẽ tham gia. Đôi khi một điều kiện nhỏ cũng phải có quá trình chuẩn bị vài tháng (ví dụ: ngôn ngữ, xác minh lý lịch,…). Mỗi công ty sẽ đòi hỏi kỹ sư có những kinh nghiệm đặc thù. Cá nhân tác giả chưa thấy có một chương trình hay tập đoàn Chip nào mang lao động nước ngoài sang mà không có kinh nghiệm trước, thường tối thiểu khoảng 2-3 năm kinh nghiệm. Đa số sẽ gặp vấn đề khi xin giấy phép làm việc, xin visa, cũng như khả năng thích ứng của kỹ sư với môi trường mới, dự án phức tạp.
  • Để cung cấp nhân lực trong nước, việc thu hút được các tập đoàn lớn, ưu tiên các tập đoàn đứng đầu về nghiên cứu & triển khai công nghệ sẽ tạo được nguồn cầu lao động ổn định, bền vững. Họ sẽ có chương trình đào tạo kỹ sư từ kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, phong cách làm việc chuyên nghiệp và sát với nhu cầu thị trường, công nghệ mới nhất. Điều này là vô cùng cần thiết và quyết định sự thành bại của quá trình đào tạo & đảm bảo việc làm trong ngành bán dẫn sau này.

(#1) https://economictimes.indiatimes.com/nri/work/sundar-pichai-satya-nadella-ajay-banga-arvind-krishna-and-20-other-indian-origin-ceos-of-billion-dollar-companies/sundar-pichai/slideshow/105593531.cms?from=mdr

(#2) https://economictimes.indiatimes.com/industry/cons-products/electronics/semiconductor-sector-thrives-in-india-as-more-talent-chips-in-for-global-companies/articleshow/109082302.cms?from=mdr

(#3) https://www.linkedin.com/posts/prof-mayank-shrivastava-06439413_iisc-microelectronics-and-semiconductor-technology-activity-7196068802990645248-VhGG?utm_source=share&utm_medium=member_desktop

(#4) https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_semiconductor_fabrication_plants

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *